Luật sư là gì? Vai trò của Luật sư? Điều kiện để trở thành Luật sư Việt Nam?

Luật sư là gì? Vai trò của Luật sư? Điều kiện để trở thành Luật sư Việt Nam?

1. Luật sư là gì?

Theo Điều 2, Luật Luật sư năm 2015 “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Vai trò của Luật sư?

Luật sư là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức có hiệu quả nhất tại Tòa án; góp phần giảm thiểu các vụ án oan sai, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật, qua đó vị thế của luật sư trong xã hội. Luật sư với tư cách là người hiểu biết pháp luật sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan này diễn ra đúng pháp luật. Pháp luật phải được mọi người nhận thức và thực hiện thống nhất trên toàn lãnh thổ và tất cả các ngành, pháp luật thống nhất đòi hỏi mọi người dân trên mọi vùng miền phải có đủ thông tin về pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật. Luật sư có sự ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội, có vai trò quan trọng nhất là trợ giúp pháp lý.

3. Điều kiện trở thành Luật sư Việt Nam

Để trở thành Luật sư, không phải là bạn cứ tốt nghiệp cử nhân Luật sẽ trở thành Luật sư. Mà bạn phải có những điều kiện như sau:

3.1. Có bằng cử nhân Luật

Tức là cá nhân phải tốt nghiệp, khoa Luật của trường Đại học (Trường Cao Đẳng Công Nghệ Ngoại Thương)

Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm: Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm:

– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

– Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

3.2. Tập sự hành nghề Luật sư

Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành nghề Luật sư, người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư

Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là mười hai tháng, tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư, trừ những người sau đây được giảm thời gian tập sự:

– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

3.3. Tham gia kì thi sát hạch

Người Tham gia kì thi sát hạch tập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham gia kì thi sát hạch hành nghề luật sư.

Người đạt yêu cầu kì thi sát hạch tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kết quả tập sự hành nghề luật sư.

3.4. Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư

Người đạt yêu cầu kì thi sát hạch tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư.

 3.5. Gia nhập Đoàn Luật sư

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:

– Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Trên đây là điều kiện trở thành luật sư.

Trường Cao đẳng Công nghệ Ngoại Thương cơ sở đào tạo những cử nhân Luật, các chứng chỉ hành nghề Luật xuất sắc, kĩ năng kiến thức vững vàng. Biết thêm thông tin chi tiết liên hệ để được giải đáp thắc mắc:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ – NGOẠI THƯƠNG (FT)

Địa chỉ:

  • Đà Nẵng: 116 Nguyễn Huy Tưởng, P.Hoà Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
  • Hà Nội: 40 Trần Cung, P.Cổ Nhuế I, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Đăk Lăk: 144 Phan Châu Trinh, P.Tân Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
  • Gia Lai: Tầng 3, toà nhà G2, Tổ 4, P.Chi Lăng, TP.Plieku, Gia Lai
  • Hồ Chí Minh: 12 Trịnh Đình Thảo, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh.
  • Cần Thơ: 138 Đường 3/2, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Hotline: 0949.494.686

Email: tuyensinhft@ntgtaynambo.edu.vn

Website: https://congnghengoaithuong.edu.vn/

 

 

    Thông tin tuyển sinh






    Trình độ học vấn

    Tốt nghiệp THCSTốt nghiệp THPTTrung cấpCao đẳng/ Đại họcKhác

    Ngành tuyển sinh

    Hệ xét tuyển

    Đại họcCao đẳngTrung CấpĐào tạo thường xuyênSơ cấp